Sớm cấp bù lãi suất giúp doanh nghiệp

[vc_row widthopt=”” fixedbg=”” footerrow=””][vc_column][vc_column_text]

Sớm cấp bù lãi suất giúp doanh nghiệp

 

TTO – Lãnh đạo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) đã công nhận gói hỗ trợ cấp bù lãi suất là hết sức cần thiết và hy vọng sẽ sớm được triển khai.

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row widthopt=”” fixedbg=”” footerrow=””][vc_column][vc_empty_space][vc_single_image image=”6243270″ img_size=”full” alignment=”center”][/vc_column][/vc_row][vc_row widthopt=”” fixedbg=”” footerrow=””][vc_column][vc_column_text]

Nhiều DN mong muốn lãi suất giảm mạnh đủ để có ý nghĩa, giúp nền kinh tế nhanh hồi phục.
Trong ảnh: tại một DN sản xuất cơ khí ở phía Nam
Ảnh: T.V.NGHI

Sau một thời gian dài hoạt động kinh doanh bị “đông cứng” do dịch, các doanh nghiệp (DN) bắt đầu rón rén mở cửa trở lại và việc họ phải đối mặt đầu tiên lúc này đó là tiền đâu và lãi suất vay thế nào.

Cần giảm mạnh lãi suất vay khoản nợ cũ

Vừa hoạt động trở lại được gần nửa tháng, ông N.H., giám đốc một DN sản xuất kinh doanh sắt thép, cho biết ông mừng vì nhận được ngay đơn hàng nhưng chưa dám “bung”.

“Chúng tôi chờ chính sách ổn định mới dám tuyển mới lao động. Với lại lãi suất vay còn khá cao, có khoản lên đến 11,3%/năm, trong khi mùa này làm ăn siêu khó. Chúng tôi mong lãi suất cho vay giảm thêm, để hỗ trợ DN trong mùa làm ăn cuối năm”, ông H. nói.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Văn Lĩnh, chủ tịch HĐQT Công ty thủy sản và thương mại Thuận Phước (Đà Nẵng), nhận định lãi suất cho vay được ngân hàng (NH) giảm 0,3 – 0,5%/năm, nói chung dưới 1%/năm, là giảm cho có, tượng trưng, không có ý nghĩa nhiều. Tuy nhiên, không phải khách hàng nào cũng được NH giảm lãi suất, mà thậm chí còn bị tăng lên.

Ông Lĩnh đề nghị NH Nhà nước chỉ có thể hướng dẫn, kêu gọi, khuyến khích các tổ chức tín dụng chia sẻ khó khăn với khách hàng. “Đã đến lúc Chính phủ cần vào cuộc, đưa ra giải pháp tiền tệ để thúc NH giảm lãi suất cho vay. Mức lãi suất cho vay chỉ tối đa 5 – 6%/năm, áp dụng cho cả DN và cá nhân vay vốn”, ông Lĩnh nói.

Ngân hàng chưa dám rộng cửa, vì sao?

Giám đốc vùng một NH cổ phần lớn cho biết NH này cũng chưa dám bung cửa cho vay mạnh vì còn liên quan đến hạn mức tín dụng, chưa kể nhiều khách hàng sau giai đoạn được cơ cấu nợ và thử thách vẫn không trả được nợ.

Hiện dư nợ cơ cấu chiếm đến 20% tổng dư nợ, trong khi gần đây NH Nhà nước khuyến khích các NH trích lập 100% dự phòng với nợ cơ cấu lại cũng khiến các NH chùn tay.

“Tuy nhiên, có khả năng các NH vẫn phải đẩy mạnh cho vay mới để có nguồn thu lãi bù đắp cho dư nợ tái cơ cấu, còn khoản nợ cũ xem như khoản khoanh lại để giải quyết từ từ”, ông nói.

Ông Nguyễn Đình Tùng, tổng giám đốc NH Phương Đông (OCB), cho hay trong đợt dịch không phải DN nào cũng bị ảnh hưởng như nhau, sau dịch cũng sẽ có ngành nghề hồi phục nhanh.

“Nếu DN có phương án kinh doanh tốt, điều kiện tài chính tốt, phương án kinh doanh có khả năng thu hồi vốn thì NH vẫn cho vay được, kể cả khách hàng gặp khó khăn tạm thời do COVID-19 vừa rồi phải cơ cấu. Chỉ khác đi một chút là trong bối cảnh hiện nay việc đánh giá mọi thứ phải thận trọng hơn, tùy từng khách hàng”, ông Tùng nói.

Có thể nới tín dụng

PGS.TS Trần Hoàng Ngân (viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM) cho rằng hiện nay bài toán khó nhất với DN là bài toán vốn, vì vốn chiếm đến 40% trong tăng trưởng kinh tế, 20% còn lại là lao động, 40% là năng suất yếu tố tổng hợp (TFP).

Sắp tới, Chính phủ sẽ thực hiện các biện pháp nới lỏng chính sách tài khóa thông qua giãn, giảm thuế, giảm tiền thuê đất, phí BHXH… Biện pháp cấp bù lãi suất cho DN cũng đang được nghiên cứu, nhưng vấn đề là DN phải đủ điều kiện vay vốn. Đó là bài toán khó giải nhất.

“NH Nhà nước nên nới room tín dụng cho các NH vì dư nợ vay mới tăng hơn 7% so với năm 2020, mà năm 2020 dư nợ tăng thấp. Trong giai đoạn hiện nay, các NH cũng nên linh hoạt hơn, NH Nhà nước cũng nên mở room tín dụng nhiều hơn để giúp kinh tế phục hồi”, ông Ngân đề nghị.

Trả lời câu hỏi NH Nhà nước đã nghiên cứu và đề xuất gói cấp bù lãi suất ra sao? Ông Nguyễn Tuấn Anh, vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, cho hay gói này là gợi ý của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. NH Nhà nước thấy gói này là hết sức cần thiết. Hy vọng gói này sẽ sớm được triển khai trong thời gian tới, ngay sau khi có nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ.

Nguồn: tuổi trẻ[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

Lên đầu trang