[vc_row widthopt=”” fixedbg=”” footerrow=””][vc_column][vc_column_text]
Doanh nghiệp Bắc Ninh đề xuất hỗ trợ sau dịch
Giảm lãi suất, giãn nợ, hỗ trợ tiền thuê đất, tiền điện là các đề nghị của doanh nghiệp nhỏ và vừa Bắc Ninh, sáng 13/10.
Cuộc gặp sáng 13/10 là lần thứ hai Bắc Ninh đối thoại tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sau dịch Covid-19.
Ông Lương Ngọc Toản, Phó chủ tịch Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Bắc Ninh chia sẻ các doanh nghiệp muốn ngân hàng thống nhất một mức giảm lãi suất chung từ 1-1,5% và hỗ trợ giãn nợ áp dụng đồng đều cho tất cả khách hàng đủ điều kiện vay và cùng vay vốn từ một đơn vị cung cấp tín dụng.[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row widthopt=”” fixedbg=”” footerrow=””][vc_column][vc_empty_space][vc_single_image image=”6243300″ img_size=”full” alignment=”center”][vc_column_text]
Ông Lương Ngọc Toản nói trong cuộc đối thoại. Ảnh: Gia Chính
Ngoài ra, với các khoản vay trung và dài hạn ông đề nghị cho giãn thời gian trả nợ đến hết năm 2021. “Các khoản vay ngắn hạn của doanh nghiệp, đề nghị cho doanh nghiệp giãn một vòng quay vốn. Đồng thời khoanh số nợ cũ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay khoản mới để đầu tư sản xuất, kinh doanh và nới lỏng các diều kiện cho vay và lãi suất ưu đãi hơn.
Trả lời đề xuất trên, ông Nguyễn Như Đôn, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Bắc Ninh cho rằng như vậy chính các doanh nghiệp sẽ thiệt thòi. Khi áp dụng một mức lãi suất chung, các ngân hàng sẽ chọn ở mức sàn thấp nhất như giảm 0,5-1% chứ không phải tới 2% như hiện tại.
Về việc cơ cấu lại nợ, giãn nợ, đại diện Ngân hàng nhà nước tỉnh Bắc Ninh bày tỏ lo lắng nếu như thực hiện thì khi hết kỳ các doanh nghiệp sẽ trả như thế nào khi rơi vào cảnh nợ chồng nợ vì đây “bản chất là nợ xấu”.[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row widthopt=”” fixedbg=”” footerrow=””][vc_column][vc_empty_space][vc_single_image image=”6243301″ img_size=”full” alignment=”center”][vc_column_text]
Ông Nguyễn Như Đôn trả lời doanh nghiệp. Ảnh: Gia Chính
Về giảm lãi suất, ông Nguyễn Như Đôn cho biết thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước không thể can thiệp mà chỉ đóng vai trò kêu gọi. “Thực tế doanh nghiệp và ngân hàng phải cùng nhau phát triển vì nếu doanh nghiệp chết thì ngân hàng cũng không sống được”, ông Đôn nói và rằng doanh nghiệp và các ngân hàng nên cùng sát cánh để vượt qua đại dịch.
Tranh luận thêm về chủ đề vốn, ông Nguyễn Nhân Phương, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Bắc Ninh cho rằng trên thực tế nhiều ngân hàng thương mại giãm lãi suất rất ít, chỉ 0,5%, dẫn tới nhiều doanh nghiệp không trả được nợ. “Việc giãn nợ giúp doanh nghiệp có thêm đồng vốn để bảo đảm kinh doanh, thậm trí chậm trả nợ để duy trì sản xuất”, ông Phương nói.
Ông Nguyễn Đình Tân (Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Bắc Ninh) đề nghị UBND tỉnh cho phép giảm 30% tiền sử dụng đất phải nộp năm 2021 đối với các doanh nghiệp sản xuất, giảm 50% tiền sử dụng đất đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, nhất là các dịch vụ nhà hàng, khách sạn, lưu trú.
Ông Ngô Xuân Tòng, Cục trưởng Thuế Bắc Ninh cho biết các chính sách miễn giảm thuế hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 của năm 2021 đã được mở rộng hơn năm 2020 về đối tượng cũng như mức giảm, các doanh nghiệp có thể làm thủ tục để nhận được hỗ trợ.[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row widthopt=”” fixedbg=”” footerrow=””][vc_column][vc_empty_space][vc_single_image image=”6243302″ img_size=”full” alignment=”center”][vc_column_text]
Ông Ngô Xuân Tòng trả lời doanh nghiệp. Ảnh: Gia Chính
Về đề nghị nâng mức giảm của nhóm ngành nghề thương mại, dịch vụ, ông Tòng nói thuộc thẩm quyền Chỉnh phủ. “Nếu UBND tỉnh nhận thấy hợp lý thì có thể đề xuất lên Chỉnh phủ đề thay đổi”, ông Tòng nói thêm.
Ông Kiều Đình Hương, Hiệp hội doanh nghiệp huyện Quế Võ đề nghị tiếp tục giảm giá điện và điều chỉnh giờ cao điểm từ 10h đến 12. Vì thời gian từ 7-10h là thời điểm các doanh nghiệp đang sản xuất ổn định và có năng suất cao nhất ngành điện lại tăng giá điện, làm tăng chi phí, tăng giá thành sản xuất của doanh nghiệp.
Trả lời kiến nghị trên, đại diện EVN Bắc Ninh cho biết tăng giá điện vào khoảng thời gian trên thực tế không phải với mục đích thu thêm tiền điện mà để giảm tải áp lực cho hệ thống. “Khung giờ này nhiều hoạt động cùng lúc dẫn tới hệ thống điện có thể bị quá tải, chúng tôi đưa ra quy định như vậy mục đích là để các doanh nghiệp chuyển sang các khung giờ khác sản xuất”, vị này nói.
Ông Ngô Tân Phượng, Phó chủ tịch tỉnh Bắc Ninh cho rằng, trong bối cảnh khó khăn sau dịch, doanh nghiệp và ngân hàng nên cùng nhau ngồi lại để tìm tiếng nói chung, duy trì sản xuất. “Các ý kiến trong thẩm quyền tỉnh thì tỉnh sẽ giải quyết ngay, những ý kiến cần cấp cao hơn thì tỉnh sẽ xem xét để đề trình”, ông Phượng kết luận.
Gia Chính
Nguồn: vnexpress
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]