[vc_row widthopt=”” fixedbg=”” footerrow=””][vc_column][vc_column_text]
Hơn 2.000 doanh nghiệp mới hoạt động
BÌNH DƯƠNGTỉnh có 2.614 doanh nghiệp mới đi vào hoạt động với tổng số vốn đăng ký trên 17.000 tỷ đồng, tính từ đầu năm.
Theo báo cáo của ngành thuế Bình Dương, có 2.591 doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước, tổng vốn 16.082 tỷ đồng, 23 doanh nghiệp FDI với vốn đăng ký 959 tỷ đồng đi vào hoạt động. So với cùng kỳ, số doanh nghiệp mới đi vào hoạt động tăng 26,4%, vốn đăng ký tăng 18,1%. Riêng khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không tăng, giữ ở mức 41,8% so với cùng kỳ, số vốn đăng ký 37,7%.
Công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực dẫn đầu với 855 hồ sơ thành lập mới, với khoảng 13.197 lao động; ngành xây dựng là 414 doanh nghiệp, 3.112 tỷ đồng vốn, 2.529 lao động; ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa 1.376 doanh nghiệp, 6.027 tỷ đồng vốn, 7.711 lao động); vận tải kho bãi 163 doanh nghiệp, 607 tỷ đồng vốn, 1.016 lao động; hoạt động kinh doanh bất động sản 256 doanh nghiệp, 10.497 tỷ đồng vốn, 2.546 lao động.[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row widthopt=”” fixedbg=”” footerrow=””][vc_column][vc_empty_space][vc_single_image image=”6243583″ img_size=”full” alignment=”center”][vc_column_text]
Hoạt động sản xuất tại Công ty Triệu Phú Lộc, huyện Bắc Tân Uyên.
Ảnh: Báo Bình Dương
Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp việc có 2.614 doanh nghiệp thành lập mới đi vào hoạt động là tín hiệu tích cực cho kinh tế Bình Dương. Theo đại diện một số đơn vị, việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tốt là lí do khiến sản xuất không bị gián đoạn.
Tại cuộc họp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp mới diễn ra gần đây, UBND tỉnh Bình Dương thống nhất với Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, Sở Công thương, các địa phương vùng xanh phối hợp tạo điều kiện cho doanh nghiệp đi vào hoạt động kèm theo hướng dẫn, phương án phòng chống dịch Covid-19. Doanh nghiệp “3 tại chỗ”, sau khi chuyển đổi mô hình sản xuất “3 xanh” cần báo với chính quyền địa phương, sau đó cấp giấy chứng nhận âm tính, cấp giấy cho người lao động đi về nơi cư trú.
Vấn đề xử lý F0 trong doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp xác định sẽ sống chung với dịch khi đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine. Ngành y tế hướng dẫn xử lý F0 trong doanh nghiệp. Cấp huyện thành lập đội phản ứng nhanh xử lý F0 để tiếp nhận thông tin, phối hợp xử lý F0 cho doanh nghiệp khi xảy ra. Địa phương cần triển khai mạnh mẽ việc xây dựng pháo đài xanh tại nhà trọ theo chủ trương của UBND tỉnh.
Về vấn đề xét nghiệm, địa phương thực hiện quyết liệt tầm soát dịch bệnh nơi nhà trọ theo hướng đánh giá, tự quyết các vấn đề xét nghiệm. Ngành y tế hướng dẫn lại doanh nghiệp đăng ký hoạt động mới quy trình xét nghiệm theo nguyên tắc trong 1, 2 lần một tuần trong khoảng thời gian đầu, xoay tua theo tổ trên nguyên tắc tầm soát hết người lao động. Doanh nghiệp sẽ tiếp tục tăng giảm số lượng theo tình hình dịch bệnh. Tỉnh sẽ áp dụng quản lý dịch bệnh chung cho tất cả doanh nghiệp theo hướng áp dụng công nghệ vào phòng chống dịch.
Do còn nhiều vùng nguy cơ, cần phải thận trọng về quản lý đi lại, doanh nghiệp tự cấp cấp giấy chứng nhận từ công ty đến nhà máy. Đồng thời, cho phép doanh nghiệp tổ chức đi lại liên tỉnh bằng ôtô, xe đưa đón chuyên gia đảm bảo quy định.
Thành Dương
Nguồn: vnexpress[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]