[vc_row widthopt=”” fixedbg=”” footerrow=””][vc_column][vc_column_text]
Tiếp thêm ‘nguồn oxy trong lành’ cho doanh nghiệp, người dân
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 về một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19 như tiếp thêm “nguồn oxy trong lành” cho người dân và doanh nghiệp thành phố cảng để tiếp tục trụ vững, để có thể từng bước khôi phục, điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh.[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row widthopt=”” fixedbg=”” footerrow=””][vc_column][vc_empty_space][vc_single_image image=”6244455″ img_size=”full” alignment=”center”][vc_column_text]
Dây chuyền sản xuất, lắp ráp linh kiện cho bếp gas của Công ty TNHH Paloma Việt Nam tại khu công
nghiệp, đô thị VSIP Hải Phòng. Ảnh: Danh Lam/TTXVN
Tiếp thêm sức mạnh, niềm tin cho doanh nghiệp
Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần SHINEC (Hải Phòng) Phạm Hồng Điệp nhận định, thực tế qua 4 đợt dịch trong 2 năm qua, các doanh nghiệp nói chung đã giảm tất cả các chỉ số kinh doanh, từ doanh thu đến chi phí lưu thông, lợi nhuận, hơn nữa các chi phí phát sinh tăng như phải sắp xếp mô hình sản xuất “3 tại chỗ” hoặc “Hai điểm đến một cung đường”, lại giảm lực lượng lao động, thường xuyên phải phát sinh chi phí phòng, chống dịch như test COVID thường xuyên, chi phí cho các biện pháp kiểm soát dịch, chi phí tăng thêm cho người lao động… những chi phí này tối thiểu phải mất từ 7-9% ăn vào lợi nhuận sản phẩm. Hơn nữa đã có rất nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa ngừng sản xuất để chống dịch, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, hệ thống phân phối gián đoạn, gây rất nhiều tổn thương cho doanh nghiệp. Lãi suất ngân hàng vẫn phải trả đều hàng tháng, trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu kẹt khâu vận chuyển hàng hoá quốc tế vì có thể chỉ có hàng một chiều, thiếu container đóng hàng… Chính những điều này làm doanh nghiệp rất khó khôi phục lại sản xuất hậu COVID.
Trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã có nhiều lần gặp gỡ, lắng nghe doanh nghiệp chia sẻ khó khăn, chia sẻ các kiến nghị về cơ chế chính sách để doanh nghiệp vượt khó. Chính phủ, Quốc hội cũng đã ghi nhận sự đóng góp nhiệt tình, hết lòng vì đất nước của các doanh nghiệp chung tay với cả nước chống dịch theo lời hiệu triệu của Đảng, của Chính phủ …Và điều đáng quan tâm nữa là Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 về một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19 là rất kịp thời, rất đúng, rất trúng như tiếp thêm nguồn oxy trong lành cho doanh nghiệp, người dân để sống, để có lòng tin đứng vững và phát triển.
Tuy nhiên, ông Phạm Hồng Điệp cho rằng, doanh nghiệp còn mong mỏi hơn nữa từ Quốc hội về vấn đề nghiên cứu, xem xét sửa, điều chỉnh các bộ luật đã lỗi thời, đã gây quá nhiều phiền hà về thủ tục hành chính. Mặc dù cần phải quản lý chặt và thực hiện nghiêm các luật nhưng sự thiếu đồng bộ và sử dụng từ đa nghĩa đã làm cho thủ tục hành chính chạy lòng vòng, điều này làm chậm sự phát triển của doanh nghiệp và tốn kém chi phí của doanh nghiệp. Do đó, rất mong Quốc hội nghiên cứu “đường đi” của thủ tục hành chính trong hoạt động doanh nghiệp trên các lĩnh vực để đơn giản hoá, và khi luật ban hành ra không phải nhắc đến cụm từ “tháo gỡ khó khăn do thủ tục hành chính”, đó mới là căn nguyên cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Khi đại dịch COVID-19 ập đến, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ như bà Mai Thị Yến (huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng) cũng như nhiều hộ kinh doanh khác phải ngừng buôn bán và hạn chế đi lại nên đã phát sinh rất nhiều chi phí như tiền thuê nhà, tiền thuê kiot bán hàng, tiền lãi vay vẫn phải trả hàng tháng, lại không có thu nhập. Cả nhà trước đây sống nhờ vào thu nhập của cửa hàng, nay rất khó khăn…
Nhưng khi được biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 về một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19; trong đó Quốc hội đã có quyết sách giúp bà con kinh doanh nhỏ lẻ miễn thuế, giảm thuế cho đến hết năm 2021…, bà Yến và nhiều hộ kinh doanh rất cảm kích, mừng vui vì nhận được sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của Đảng, Quốc hội, Chính phủ sau những ngày tháng khó khăn chống chọi với đại dịch. “Tuy nhiên, để khôi phục kinh doanh chúng tôi cần đầu tư thêm hàng hoá và cũng phải có thời gian lâu hơn nữa mới có thể hoạt động được bình thường, ổn định”, bà Mai Thị Yến nói.
Tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn
Thành phố Hải Phòng luôn chú trọng, chủ động, đón đầu các chỉ đạo của Trung ương trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có các nội dung liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19. Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng vừa ban hành Quyết định 2959 thành lập Tổ công tác đặc biệt về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Nguyễn Văn Tùng là Tổ trưởng.
Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban nhân dân thành phố Lê Anh Quân là Tổ phó Thường trực Tổ công tác. Ba Tổ phó Tổ công tác gồm các ông Nguyễn Hoàng Long, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Lương Văn Công, Giám đốc Sở Tài chính; Đỗ Văn Bình, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; cùng 16 thành viên Tổ công tác là lãnh đạo các sở, ngành thành phố.
Tổ công tác đặc biệt là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Ủy ban nhân dân thành phố nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Chủ động tiếp cận, nắm bắt, tiếp nhận thông tin, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và người dân. Trên cơ sở đó, đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố, Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để kịp thời chỉ đạo giải quyết những vấn đề quan trọng, cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Đề xuất hướng xử lý những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, người dân thuộc chức năng, nhiệm vụ của các cấp có thẩm quyền.
Tổ công tác đặc biệt làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số, đề cao trách nhiệm cá nhân của từng thành viên và người đứng đầu; các thành viên thực hiện nhiệm vụ theo chế độ kiêm nhiệm và chịu trách nhiệm về công việc được phân công theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao; đảm bảo kịp thời giải quyết, tháo gỡ, xử lý khó khăn, vướng mắc của người dân và doanh nghiệp…
Tại cuộc làm việc của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành với lãnh đạo chủ chốt của thành phố Hải Phòng về tình hình kinh tế – xã hội của thành phố, diễn ra ngày 23/10/2021, Phó Thủ tướng ghi nhận thành phố Hải Phòng vừa phòng, chống dịch tốt, vừa duy trì tăng trưởng 12,28% trong bối cảnh cả nước còn khó khăn. Điều này rất có ý nghĩa bởi GDP của Hải Phòng chiếm 5% GDP toàn quốc.
Mặc dù là địa bàn có nguy cơ lây nhiễm rất cao, nhưng Hải Phòng không có ca tử vong, số ca nhiễm thấp nhất trong vùng Đồng bằng sông Hồng, là thành phố trực thuộc Trung ương duy nhất chưa phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Đoàn Minh Huệ (TTXVN)
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]