Đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp đáp ứng việc khôi phục sản xuất

[vc_row widthopt=”” fixedbg=”” footerrow=””][vc_column][vc_column_text]

Đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp đáp ứng việc khôi phục sản xuất

 

Sau khi các địa phương nới lỏng giãn cách và bước vào giai đoạn bình thường mới, nhiều doanh nghiệp từng bước khôi phục sản xuất, nhu cầu tuyển dụng lao động tăng. Tuy nhiên, việc đào tạo lại nghề vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm, khi mới chỉ có 20 doanh nghiệp đăng ký đào tạo lại theo Nghị quyết 68 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row widthopt=”” fixedbg=”” footerrow=””][vc_column][vc_empty_space][vc_single_image image=”6244454″ img_size=”full” alignment=”center”][vc_column_text]

Đào tạo nghề gắn với thực tế nhu cầu của doanh nghiệp.

PGS TS Dương Đức Lân, Uỷ viên Tiểu ban Giáo dục Nghề nghiệp, thuộc Hội đồng Quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho rằng: Cần phải đặt câu hỏi vì sao quá trình tái đào tạo nghề theo Nghị quyết 68 từ quỹ Bảo hiểm thất nghiệp lại chậm? Sao cả nước mới chỉ có 20 doanh nghiệp đăng ký theo chương trình này? Lý do là gì? Phải chăng là tính hiệu quả, tính thiết thực không cao?

“Để trả lời các câu hỏi này, việc đào tạo của các giáo dục nghề nghiệp phải đào tạo hướng “cầu”. Tức là đào tạo đúng yêu cầu doanh nghiệp cần, cái lao động thiếu. Thực tế hiện nay chúng ta vẫn đào tạo theo hướng 1 giáo trình, dạy theo những gì cơ sở giáo dục nghề nghiệp có, kết thúc khóa học, học sinh nhận chứng chỉ là xong. Do đó, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp sớm khảo sát chính 20 doanh nghiệp đã đăng ký xem quá trình làm thủ tục để đăng ký đào tạo lại còn vướng mắc gì không?”, ông Dương Đức Lân đề xuất.

Có một thực tế là hiện nay, 80% lao động trong các doanh nghiệp là lao động phổ thông, chỉ cần đào tạo 1 tuần là đáp ứng được công việc. Tất cả đều làm việc theo dây chuyền, nếu đào tạo lại thì sẽ đào tạo cái gì. Liệu lao động, doanh nghiệp có nhu cầu không? Do đó, với việc đào tạo lại phải đào tạo theo hướng doanh nghiệp cần gì thì đào tạo nấy và đào tạo tại doanh nghiệp.

“Tôi cho rằng cần phải đổi mới sáng tạo trong đào tạo. Ngoài việc thống kê, lên danh sách người học, cần phải thống kê sự thiếu hụt các kỹ năng cụ thể của từng lao động để có thể soạn bài giảng phù hợp, để đáp ứng nhu cầu người học”, ông Dương Đức Lân cho biết.

Còn đối với chương trình đào tạo nhân lực đáp ứng cuộc nhu cầu chuyển đổi số thì bài giản theo hướng đại trà, đồng loạt và sao đó tùy nhu cầu của doanh nghiệp có đào tạo chuyên sâu.

Ông Dương Đức Lân cho rằng, về lâu dài, để nguồn nhân lực Việt đáp ứng các chuẩn mực của lao động toàn cầu, chúng ta cần một đề án về phát triển giáo dục nghề nghiệp. Đề án này sẽ giúp doanh nghiệp, người sử dụng lao động, các chuyên gia có cái nhìn tổng thể về Giáo dục nghề nghiệp, từ đó, có các kiến nghị về chính sách để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao một cách bài bản.

Còn PGS.TS Trần Quốc Toản, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; đối với địa phương, việc thu hút người lao động quay trở lại là bài toán của chính sách. Hiện nay, số lượng lao động quay trở lại chưa được 100%. Vậy một dấu hỏi cần xem xét tại sao lao động không quay trở lại được 100%, lý do vì sao.

Việc thu hút lao động gắn liền với việc gắn bó lâu dài. Việc lao động ồ ạt trở về quê vừa qua cho thấy việc chăm lo đời sống lao động chưa tốt. Đơn cử, như ở TP Hồ Chí Minh, số lao động tự do rất lớn, nhưng có bao nhiêu lao động có ý định gắn bó lâu dài ở thành phố hay chỉ hết tuổi lao động, họ lại về quê? Đáng chú ý có 70% lao động là thuê trọ trong nhà dân, chật chội, nên khi bị ngừng, nghỉ việc là cuộc sống khó khăn.

Khôi phục lại hoạt động doanh nghiệp cần 4 chính sách, đó là lao động nhập cư; chính sách xã hội và an sinh xã hội; y tế phòng chống dịch và thích ứng đào tạo; đào tạo lại nguồn nhân lực.

“Để doanh nghiệp khôi phục sản xuất, nhất là khi lao động quay trở lại không gắn bó với nghề cũ và chuyển nghề thì yêu cầu tiếp theo sau khi ổn định chỗ ở là đào tạo nghề. Tuy nhiên, việc đào tạo này gắn liền với doanh nghiệp, dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp. Chính sách đào tạo lại nghề theo Nghị quyết 68 đã có cách đây 4 tháng, nhưng mới có 20 doanh nghiệp đăng ký đào tạo lại. Vì vậy, các địa phương cần yêu cầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp xem lại kế hoạch tuyên truyền, thủ tục đã thuận lợi chưa?”, ông Trần Quốc Toản cho biết.

XM/Báo Tin tức

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

Lên đầu trang