Công đoàn thương lượng với doanh nghiệp tăng lương, thưởng để người lao động không về quê

[vc_row widthopt=”” fixedbg=”” footerrow=””][vc_column][vc_column_text]

Công đoàn thương lượng với doanh nghiệp tăng lương,
thưởng để người lao động không về quê

 

Trước thực trạng người lao động tại các tỉnh phía nam về quê tự phát, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam chỉ đạo công đoàn cơ sở thương lượng với doanh nghiệp trả “lương tạm nghỉ việc”, tăng lương, thưởng… để giữ chân người lao động.

Chiều nay 7.9, Tổng liên đoàn lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã có công văn gửi LĐLĐ các tỉnh, thành phố, công đoàn ngành T.Ư và tương đương, công đoàn các tổng công ty trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc thực hiện một số giải pháp hạn và hạn chế thiếu hụt lao động phục hồi sản xuất, kinh doanh.[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row widthopt=”” fixedbg=”” footerrow=””][vc_column][vc_empty_space][vc_single_image image=”6242808″ img_size=”full” alignment=”center”][/vc_column][/vc_row][vc_row widthopt=”” fixedbg=”” footerrow=””][vc_column][vc_column_text]

Người lao động tại các tỉnh phía Nam chạy xe máy về Nghệ An ngày 4.10
Ảnh: KHÁNH HOAN

 

Theo ông Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, thời gian qua, một bộ phận công nhân lao động rời TP.HCM, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và các khu công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam về quê tự phát.

Tình trạng này có thể gây nhiều hệ lụy liên quan đến an toàn khi di chuyển, an toàn trong phòng chống dịch bệnh Covid-19, làm tăng nguy cơ thiếu hụt lao động phục vụ phục hồi sản xuất, kinh doanh ở địa bàn này, nhưng xuất hiện tình trạng thất nghiệp của nhiều lao động ở địa bàn khác.

Trước tình hình trên, ông Hiểu cho biết: “Đoàn chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã yêu cầu LĐLĐ các địa phương, công đoàn ngành T.Ư; công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục người lao động, tại khu trọ, nơi cư trú, nơi đang làm việc hoặc qua ứng dụng công nghệ thông tin, về việc người lao động không tự phát rời nơi đang cư trú để về quê. Đồng thời nêu rõ các hệ lụy của việc về quê tự phát, động viên người lao động tiếp tục trở lại doanh nghiệp khi doanh nghiệp bắt đầu sản xuất”.

Đặc biệt, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị LĐLĐ các địa phương chỉ đạo công đoàn cơ sở bàn bạc, thương lượng với người sử dụng lao động trong việc ban hành các chế độ, chính sách giữ chân người lao động như trả “lương tạm nghỉ việc”, hỗ trợ tài chính để người lao động tiếp tục duy trì, tổ chức cuộc sống gia đình, tăng lương, thưởng, phúc lợi khi doanh nghiệp đi vào sản xuất có hiệu quả; viết thư hoặc nhắn tin mời người lao động đã về quê sớm trở lại doanh nghiệp, bố trí phương tiện đón người lao động từ các địa phương hoặc chi trả, hỗ trợ tiền đi đường, các chi phí khác khi trở lại doanh nghiệp.

Đối với các gói hỗ trợ người lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị công đoàn cơ sở tập trung hỗ trợ, tư vấn và hướng dẫn người lao động, người sử dụng lao động trong hoàn thiện thủ tục, giấy tờ để nhận các gói hỗ trợ của Chính phủ, của Tổng LĐLĐ Việt Nam và các chương trình hỗ trợ của địa phương; phối hợp với các cơ quan chức năng giám sát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19; giúp người lao động, người sử dụng lao động tiếp cận các gói hỗ trợ nhanh nhất, giảm bớt khó khăn, thực hiện mục tiêu duy trì, phục hồi sản xuất và phòng chống dịch bệnh hiệu quả.

Ông Hiểu bày tỏ: “Dịch bệnh Covid-19 đã dần được khống chế, các địa phương đang khẩn trương bắt tay vào thực hiện lộ trình phục hồi sản xuất, kinh doanh trong điều kiện “bình thường mới”, “thích ứng, an toàn, linh hoạt”. Chúng tôi mong muốn các địa phương và công đoàn ngành tăng cường xã hội hóa nguồn lực hỗ trợ người lao động đặc biệt khó khăn hoặc người lao động đã về quê nay trở lại doanh nghiệp, giúp họ có điều kiện để bám trụ, sẵn sàng đồng hành với người sử dụng lao động phục hồi sản xuất, kinh doanh”.

Ngoài ra, Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng lưu ý LĐLĐ các địa phương chủ động đề nghị chính quyền tạo điều kiện thuận lợi trong việc xác nhận, làm các thủ tục để người lao động có nhu cầu trở lại làm việc cho doanh nghiệp, đảm bảo quy định của Chính phủ về phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Nguồn: Thanh niên

 

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

Lên đầu trang