[vc_row widthopt=”” fixedbg=”” footerrow=””][vc_column][vc_column_text]
Doanh nghiệp có đơn hàng nhiều nhưng thiếu lao động
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row widthopt=”” fixedbg=”” footerrow=””][vc_column][vc_empty_space][vc_single_image image=”6244455″ img_size=”full” alignment=”center”][vc_column_text]
Ảnh minh họa
Các doanh nghiệp trong ngành điện tử, gỗ… cho biết đang có nhiều đơn hàng nhưng khá đau đầu vì lo thiếu lao động.
Chia sẻ tại cuộc họp của các hiệp hội, ngành hàng gần đây, nhiều doanh nghiệp bày tỏ lạc quan khi sản xuất, lưu thông hàng hoá đang dần được phục hồi. Lượng đơn đặt hàng về cuối năm cũng có sự ổn định. Nhưng những điều này đặt ra bài toán khó về nguồn nhân lực, vốn bị tổn thương nặng trong đợt dịch vừa qua.
Bà Đỗ Thuý Hương đến từ Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam nhấn mạnh: “Đơn hàng nhiều, nhưng lao động đang thiếu”.
Khảo sát của Tổng cục Thống kê cho thấy, điện tử là lĩnh vực bị thiếu hụt lao động nhiều nhất, đặc biệt là ở khu vực phía Nam, khi tỷ lệ lao động quay trở lại làm việc thấp.
“Doanh nghiệp đang rất lo lắng, vì trong lĩnh vực này không dễ tuyển lao động tạm thời. Người lao động trong ngành điện tử đều phải được doanh nghiệp đào tạo trước”, bà nói.
Tương tự, ông Nguyễn Chánh Phương, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM nói: “Các doanh nghiệp trong ngành đang có nhiều đơn hàng và các đơn hàng rất dài, nhưng trong lúc vui thì cũng lo vì thiếu lao động”.
Theo ông, lao động hiện là một trong hai vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh của Việt Nam trong chuỗi sản xuất toàn cầu. Việc thiếu nhân công cũng làm bộc lộ rõ hơn vấn đề tay nghề lao động. “Tay nghề lao động hiện nay do doanh nghiệp đào tạo là chính nên còn dừng ở mức độ nhất định, chưa tạo ra đột phá về năng suất, vì thế cần tái cơ cấu”, ông nói.
Còn theo bà Hương, hiện doanh nghiệp rất khó tiếp cận gói hỗ trợ đào tạo lại cho người lao động. Nguyên nhân là gói này đòi hỏi thực hiện qua cơ sở đào tạo nghề, mà đối với doanh nghiệp điện tử, chưa có cơ sở đào tạo nào đáp ứng được yêu cầu. Lao động hoàn toàn do doanh nghiệp tự đào tạo. “Vì thế, chúng tôi kiến nghị cho phép doanh nghiệp tiếp cận gói hỗ trợ này và tự đào tạo lao động để có thể kịp thời đáp ứng được yêu cầu”, bà nói.
Bên cạnh nỗi lo thiếu lao động, với những người quay trở lại, các doanh nghiệp cho biết thách thức đặt ra lúc này là điều kiện sản xuất, an sinh, khung khổ pháp lý mới.
Qua khảo sát trong ngành gỗ, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, người lao động có xu hướng, nhu cầu quay trở lại nơi làm việc cũ khá lớn. Do vậy, vấn đề doanh nghiệp quan tâm là Chính phủ, địa phương nhanh chóng phủ vaccine, tạo điều kiện lao động an toàn, tạo không gian an toàn cho sống chung với dịch để khôi phục sản xuất. Đồng thời, tạo hành lang đi lại, dịch chuyển con người, hàng hóa…, giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất và các doanh nghiệp tùy theo năng lực có chính sách về an sinh để thu hút người lao động.
Theo ông, cần có cách nhìn nhận mở hơn, phù hợp về việc duy trì mức độ chống dịch ở các địa phương, không phản đối cứng nhắc việc áp dụng 3 tại chỗ hay một cung đường, hai điểm đến…
“Tôi nghĩ nên để doanh nghiệp tự áp dụng mô hình phù hợp với tình hình đặc thù của doanh nghiệp và địa phương”, ông nói.
Trong khi đó, ông Trần Việt Anh, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP HCM lại lưu ý giai đoạn hiện tại cần ổn định lực lượng lao động về tinh thần, chính sách.
Theo ông, dịch Covid-19 đã tạo ra một nỗi ám ảnh về các khu nhà ổ chuột với người lao động. “TP HCM đã kịp thời ra chính sách cho người nhập cư. Còn những chủ doanh như chúng tôi cũng phải hứa với người lao động là quay về có nhà ở, con cái được đi học…”, ông Việt Anh nói.
Ông Phương cũng đồng tình khi nhận định rằng, doanh nghiệp và Nhà nước phải cùng chung tay giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động. Đây cũng là vấn đề phải giải quyết trung hạn và dài hạn.
Ngoài ra, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP HCM lưu ý thêm về quy định pháp luật về làm việc theo hình thức mới. Đơn cử trong giai đoạn dịch vừa rồi, nhiều doanh nghiệp buộc phải chuyển sang chế độ làm việc trực tuyến. Do vậy, ông đề nghị rà soát xem có quy định nào về việc cho người lao động làm việc trực tuyến hay không. Ví dụ, nếu người lao động bị tai nạn trong thời gian làm việc trực tuyến tại nhà thì chế độ như thế nào, và quyền lợi của người lao động trực tuyến ra sao…
Đức Minh
Nguồn: vnexpress[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]