[vc_row widthopt=”” fixedbg=”” footerrow=””][vc_column][vc_column_text]
Doanh nghiệp mong sớm có chương trình tổng thể phục hồi kinh tế
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row widthopt=”” fixedbg=”” footerrow=””][vc_column][vc_empty_space][vc_single_image image=”6243045″ img_size=”full” alignment=”center”][/vc_column][/vc_row][vc_row widthopt=”” fixedbg=”” footerrow=””][vc_column][vc_column_text]
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt các doanh nhân. Ảnh: Nhật Minh
TPO – Gặp gỡ Thủ tướng Chính phủ, các doanh nghiệp mong chờ và kỳ vọng sẽ sớm có một chương trình tổng thể phục hồi kinh tế được thiết kế khoa học, có tính khả thi cao, làm cơ sở để các địa phương, các ngành và các doanh nghiệp xây dựng phương án phục hồi của mình.
Chuyển trạng thái phòng, chống dịch là “chìa khóa” để phục hồi
Sáng 12/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt doanh nhân nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10) để ghi nhận, biểu dương những đóng góp, lắng nghe những mong muốn, nguyện vọng của cộng đồng doanh nhân và khẳng định tiếp tục chia sẻ, đồng hành với đội ngũ doanh nhân Việt Nam.
Gửi lời chào trân trọng, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng nồng nhiệt nhất tới cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ mong muốn đội ngũ các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân tiếp tục lớn mạnh, trưởng thành, đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Bày tỏ sự ấm lòng khi nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI nhìn nhận, năm 2021 được đánh dấu bằng những khó khăn chưa từng có do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp đối mặt với đứt gãy sản xuất, đứt gãy thị trường, đứt gãy dòng tiền và lao động.
Tuy nhiên, việc Chính phủ chuyển trạng thái sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19”, quyết tâm vừa duy trì sản xuất kinh doanh an toàn, vừa chống dịch hiệu quả, khôi phục kinh tế khiến cộng đồng doanh nghiệp rất phấn chấn.
Theo ông Công, quá trình phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện bình thường mới chắc chắn sẽ mất nhiều năm. Vì vậy các doanh nghiệp mong muốn Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch, bình đẳng; nâng cao trách nhiệm giải trình, đối thoại của các cơ quan Nhà nước để tạo thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp.
Đặc biệt, các doanh nghiệp mong chờ và kỳ vọng sẽ sớm có một chương trình tổng thể phục hồi kinh tế được thiết kế khoa học, có tính khả thi cao, làm cơ sở để các địa phương, các ngành và các doanh nghiệp xây dựng phương án phục hồi của mình.
Mong muốn mở cửa trở lại an toàn và nhanh nhất
Cho rằng hành trình phía trước để đưa Việt Nam sánh vai các quốc gia phát triển vào năm 2045 còn rất nhiều chông gai, thách thức, Chủ tịch VCCI khẳng định, cộng đồng doanh nghiệp xác định “trong nguy có cơ”, lấy dịch COVID-19 là cơ hội, là động lực để nâng cao năng lực quản trị, khả năng ứng phó với các biến động của thị trường, thực hiện chuyển đổi số, cơ cấu lại lực lượng lao động theo hướng bền vững.
“Đường đến vinh quang bao giờ cũng nhiều chông gai. Nhưng lửa thử vàng, gian nan thử sức, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam xin bày tỏ tinh thần đoàn kết, đồng lòng, quyết tâm cùng Chính phủ vượt qua đại dịch, đồng hành vượt qua mọi khó khăn như câu chuyện lịch sử Tuần lễ vàng 76 năm trước; quyết duy trì và phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, giữ vững cơ đồ, vị thế mới của đất nước, thực hiện cho được mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển vào năm 2045 và khát vọng của dân tộc xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, như Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra”, ông Phạm Tấn Công khẳng định.
Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank), Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG cho rằng, việc chuyển hướng chiến lược sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh là đúng đắn, cần thiết. Nữ Chủ tịch BRG đồng thời cũng đánh giá cao những chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng sẽ giúp các địa phương khôi phục, thúc đẩy sản xuất; với chiến lược cách ly hẹp nhất nhưng chặt nhất như tại Phủ Lý, Hà Nam, hạn chế ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân.
Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch Tập đoàn CMC bày tỏ mong muốn mở cửa trở lại an toàn nhanh nhất có thể để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; giao các doanh nghiệp công nghệ thông tin trong nước đầu tư các dự án hạ tầng số quy mô lớn…
Nguồn: Tiền Phong[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]