[vc_row widthopt=”” fixedbg=”” footerrow=””][vc_column][vc_column_text]
‘Nếu các tỉnh tiếp tục cô lập, doanh nghiệp sẽ bế tắc’
TTO – Tại buổi họp mặt doanh nhân, doanh nghiệp nhân Ngày doanh nhân Việt Nam (13-10) tỉnh Bến Tre, hầu hết các doanh nhân đều lo lắng trước tình trạng “cát cứ” địa bàn, chia cắt giao thông giữa các tỉnh trong thời gian qua.
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row widthopt=”” fixedbg=”” footerrow=””][vc_column][vc_empty_space][vc_single_image image=”6243579″ img_size=”full” alignment=”center”][vc_column_text]
Nhiều doanh nghiệp tại Bến Tre cho biết nếu các tỉnh tiếp tục cô lập,
gây khó khăn trong việc đi lại thì doanh nghiệp sẽ bế tắc
Ảnh: MẬU TRƯỜNG
Ông Trần Văn Đức – giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư dừa Bến Tre (BEINCO) – nhắc lại: cơn bão dịch COVID-19 đã cướp đi nhân mạng hơn 20.000 người, trong đó riêng Bến Tre có 52 người.
“Bên cạnh những thiệt hại về con người, đại dịch đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế.
Theo thống kê, có trên 90% doanh nghiệp tại khu vực ĐBSCL phải đóng cửa do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Riêng Bến Tre có trên 5.000 doanh nghiệp thì trong đợt dịch vừa rồi chỉ có 14 doanh nghiệp hoạt động 3 tại chỗ.
Sau khi trở lại trạng thái bình thường mới, hiện chỉ có 2.200 doanh nghiệp hoạt động cầm chừng. Còn lại hầu hết doanh nghiệp đang bế tắc”, ông Đức nói.
Hiện tỉnh Bến Tre có 2 chuỗi cung ứng chính đó là chuỗi thủy hải sản và chuỗi trái cây. Tuy nhiên, hai chuỗi sản xuất này đều bị đứt gãy trong đợt dịch vừa qua.
Ông Đức cho biết hiện nay hầu hết các địa phương khu vực ĐBSCL đã khống chế được dịch bệnh nhưng việc đi lại giữa các tỉnh đang vô cùng khó khăn, trắc trở. Do đó, dù doanh nghiệp đã hoạt động trở lại nhưng chưa phát huy được khả năng, khó khôi phục sản xuất.
Bên cạnh đó, theo ông Đức, hiện nay các chuyên gia, nhân viên kỹ thuật… từ TP.HCM và một số địa phương khác gặp rất nhiều khó khăn khi quay trở lại Bến Tre để làm việc. “Đây là lực lượng lao động rất quan trọng, dù đã tiêm vắc xin ngừa COVID-19 đầy đủ rồi nhưng vẫn phải cách ly khi đi vào tỉnh. Tôi đề nghị cần phải có cơ chế để tạo điều kiện cho lực lượng lao động này quay trở lại làm việc trong thời gian tới”, ông Đức đề xuất.
Cùng nỗi lo, đại diện một công ty có vốn Hàn Quốc chuyên sản xuất vali, túi xách (huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) cho biết có nhiều lãnh đạo, cán bộ của công ty cần đi đến các địa phương khác trong vùng và từ các địa phương khác vào tỉnh Bến Tre nhưng lo ngại bị cách ly nên không dám đi.
“Hiện nay toàn bộ nhân viên của công ty đã chích vắc xin 1 mũi, một số đã chích 2 mũi rồi nhưng việc áp dụng cách ly khi đi vào tỉnh giống như những người chưa chích vắc xin khiến hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn”, đại diện công ty có vốn Hàn Quốc này trăn trở.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp rất quan tâm đến công tác phòng chống dịch sắp tới và đặt ra giả thuyết, nếu trong doanh nghiệp xuất hiện ca F0 thì liệu có phải đóng cửa nhà máy như trước nay vẫn làm hay không.
Ông Trần Ngọc Tam – chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre – cho biết tỉnh rất quan tâm đến việc chích vắc xin cho công nhân để doanh nghiệp nhanh chóng khôi phục sản xuất:
“Hiện nay toàn tỉnh đang thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 19, trong thời gian tới chúng tôi sẽ có những quyết sách liên quan đến việc đi lại giữa các địa phương và xem xét mở lại một số dịch vụ hiện đang bị hạn chế”.
Về vấn đề nếu xuất hiện ca mắc COVID-19 trong công ty trong thời gian tới, liệu có đóng cửa nhà máy hay không, ông Trần Ngọc Tam cho biết sẽ không đóng cửa như trước đây nữa, mà sẽ khoanh vùng nhỏ nhất để dập dịch. “Cách xử lý của chúng ta bây giờ là gom gọn lại để không làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp”, ông Tam nói.
Nguồn: Tuổi trẻ[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]