[vc_row widthopt=”” fixedbg=”” footerrow=””][vc_column][vc_column_text]
Sáng, tối lợi nhuận doanh nghiệp dầu khí
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row widthopt=”” fixedbg=”” footerrow=””][vc_column][vc_empty_space][vc_single_image image=”6243271″ img_size=”full” alignment=”center”][vc_empty_space][/vc_column][/vc_row][vc_row widthopt=”” fixedbg=”” footerrow=””][vc_column][vc_column_text] (ĐTCK) Giá dầu Brent 9 tháng đầu năm nay đạt trung bình 67,56 USD/thùng, dầu WTI đạt 64,66 USD/thùng, tăng 65,52% và 68,74% so với cùng kỳ, giúp các doanh nghiệp ngành dầu khí dễ thở hơn, nhưng không phải tất cả đều hưởng lợi.
Những doanh nghiệp đi lùi
8 tháng đầu năm, công ty mẹ PV Drilling (mã PVD) lỗ 116 tỷ đồng, kết quả tệ hơn nhiều so với kế hoạch (lỗ 28 tỷ đồng) và cùng kỳ năm trước (lỗ 65 tỷ đồng). Dự kiến tháng 9, công ty này chưa thể thoát lỗ.
Nguyên nhân là đơn giá cho thuê giàn khoan tự nâng thực tế thấp hơn kế hoạch (đơn giá bình quân 8 tháng khoảng 52.000 USD/ngày so với kế hoạch 65.000 USD/ngày) và giảm doanh thu từ các dịch vụ kỹ thuật giếng khoan do nhu cầu khách hàng giảm, chi phí logistics, hỗ trợ sản xuất tăng mạnh do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.
Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (mã PVS) ước doanh thu hợp nhất đến hết tháng 9 đạt 8.960 tỷ đồng, đạt 128% kế hoạch 9 tháng đầu năm, bằng 90% kế hoạch năm, giảm 41% so với thực hiện cùng kỳ năm trước; lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 616 tỷ đồng, đạt 226% kế hoạch 9 tháng đầu năm, bằng 88% kế hoạch năm, giảm 31% so với thực hiện cùng kỳ năm trước.
Khó khăn còn đến với cả đơn vị không trực tiếp sản xuất như PVChem (mã PVC). Doanh thu hợp nhất tháng 9 của doanh nghiệp này ước đạt 252 tỷ đồng, đạt 172% kế hoạch tháng, nhưng lợi nhuận trước thuế ước đạt 1,3 tỷ đồng, đạt 51% kế hoạch tháng.
Chỉ tiêu doanh thu hoàn thành kế hoạch đặt ra, song chỉ tiêu lợi nhuận không đảm bảo kế hoạch tháng do hệ thống logistics toàn cầu tiếp tục trong giai đoạn khó khăn, giá cước vận tải tăng cao dẫn đến các hóa chất đầu vào của PVChem tăng, trong khi giá dịch vụ cung cấp chưa thể tăng tương ứng.
Với lĩnh vực dịch vụ khoan, khách hàng của PV Chem tiếp tục cắt giảm chi phí, một số đơn vị có năng lực, kinh nghiệm và kỹ thuật đã tự cấp dịch vụ dung dịch khoan cho một số giếng khai thác của mình.
Đồng thời, hiện nay, các nhà cung cấp nước ngoài thông báo điều chỉnh tăng giá hóa phẩm đầu vào, điều này làm giảm lợi nhuận từ các hợp đồng vốn có tỷ suất lợi nhuận không cao do đấu thầu cạnh tranh về giá với các đối thủ.
Còn PVOil (mã OIL) cho biết, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và giãn cách xã hội kéo dài khiến nhu cầu tiêu thụ xăng dầu giảm mạnh trong quý III, kết hợp với xu hướng giá dầu giảm trong tháng 7 (chỉ hồi phục vào tháng 9) đã làm tình hình kinh doanh xăng dầu gặp nhiều khó khăn khi các đầu mối đua tăng chiết khấu để bán hàng.
Sản lượng kinh doanh toàn hệ thống trung bình quý III giảm 23% so với trung bình quý II và giảm 20% so với trung bình 6 tháng đầu năm. Công ty mẹ PVOil bị lỗ trong tháng 8.
Tương tự, đợt bùng phát dịch lần thứ tư, đặc biệt tại khu vực phía Nam, đã làm phụ tải điện thấp hơn 24% so với trước thời gian thực hiện giãn cách xã hội và thấp hơn 15% so với cùng kỳ năm ngoái, ảnh hưởng đến khả năng vận hành các nhà máy nhiệt điện của Tổng công ty Điện lực Dầu khí (PV Power, mã POW). Tháng 9, PV Power đạt 1.020 tỷ đồng doanh thu, nhưng lại lỗ 173 tỷ đồng.
Nhờ các quý trước kéo lại, 9 tháng, Tổng công ty ước đạt doanh thu 21.320 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.691 tỷ đồng, tăng 1% về doanh thu và tăng 65% về lợi nhuận so với kế hoạch được Tập đoàn giao.
Khó khăn chưa hết với Tổng công ty Xây lắp Dầu khí. 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp đạt 1.325 tỷ đồng doanh thu, bằng 96% kế hoạch được giao nhưng vẫn lỗ 58,7 tỷ đồng. Nhiều dự án gặp khó khăn, chẳng hạn Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, công tác hoàn thiện hồ sơ chất lượng/khối lượng cho thời gian trước đây để phục vụ thu hồi vốn chậm.
Chế biến sâu và dịch vụ ngoài ngành lãi lớn
Tuy vậy, một số doanh nghiệp chế biến sâu như sản xuất đạm lại thắng lớn. Số liệu từ Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (mã DCM) cho thấy, doanh thu 9 tháng đầu năm 2021 đạt 6.320 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 82% kế hoạch năm; lợi nhuận trước thuế đạt 770,63 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái và bằng 3,7 lần kế hoạch năm; tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ đạt 14,6%, cao hơn 9,3% cùng kỳ năm ngoái.
9 tháng đầu năm, DCM đạt lợi nhuận trước thuế 770,63 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ và bằng 3,7 lần kế hoạch năm.
Trong 9 tháng đầu năm, sản lượng tiêu thụ urê của DCM ước đạt 569.070 tấn, đạt 72% kế hoạch năm 2021 và bằng 79% cùng kỳ năm 2020.
Tình hình tiêu thụ thấp hơn so với cùng kỳ là do hầu hết các địa phương trên cả nước thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ nên công tác bán hàng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, doanh nghiệp đạt doanh thu và lợi nhuận cao hơn so với kế hoạch và cùng kỳ chủ yếu do giá bán tăng 24% so với kế hoạch và tăng 36% so với cùng kỳ.
Tổng công ty Phân bón và hóa chất Dầu khí (mã DPM) ước đạt doanh thu hợp nhất 2.759 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 489,1 tỷ đồng trong quý III/2021.
Ở Petrosetco (mã PET), nhờ tăng trưởng mạnh từ mảng phân phối sản phẩm điện thoại, laptop, đặc biệt là mảng kinh doanh phân phối các sản phẩm của Apple, kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh.
Cụ thể, doanh thu 9 tháng ước đạt 11.058 tỷ đồng, đạt 74% kế hoạch 2021, tăng 13% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế 9 tháng đạt 237,7 tỷ đồng, bằng 95% kế hoạch năm và tăng 58% so với cùng kỳ.
Trong đó, mảng bán lẻ đem lại cho PET 9.666 tỷ đồng doanh thu là 148,3 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, cao hơn 19% kế hoạch cả năm.
Doanh số của các sản phẩm Apple vẫn tăng trưởng khá tốt. PET đã liên tục mở rộng và tăng độ phủ thị trường phân phối của mình trước tình trạng các mặt hàng Apple đang khan hiếm nhờ vào sự ưu tiên hàng hóa từ hãng.
Tình trạng hàng hóa khan hiếm nên công tác thu hồi công nợ với các đại lý được triển khai tốt hơn. Nhu cầu thị trường cao, hàng hóa nhập về xuất bán ngay nên vòng quay tài chính khá tốt.
Mảng kinh doanh hạt nhựa PP và khí hóa lỏng cũng tích cực. 9 tháng đầu năm, PET đã phân phối khoảng 11.700 tấn và 27.000 tấn PP, doanh thu ước đạt 1.214 tỷ đồng, bằng 143% kế hoạch và tăng 21% so với cùng kỳ.
PET tiếp tục tập trung tham gia đấu thầu cho khách hàng truyền thống như VSP, Cửu Long JOC để phục vụ cho các chiến dịch khoan và mua sắm hàng hóa cuối năm. Các dự án mà Công ty đã và đang tập trung theo dõi và tham gia đấu thầu phục vụ các mỏ Đại Hùng, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Cửu Long JOC, Nhựa Phú Mỹ…
Nguồn: tinnhanhchungkhoan[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]