[vc_row widthopt=”” fixedbg=”” footerrow=””][vc_column][vc_column_text]
Cuối cùng thị trường cũng sẽ quay lại phản ánh những yếu tố cơ bản của các doanh nghiệp, phản ánh nền kinh tế, do vậy nên cần thận trọng với những cổ phiếu quy mô vừa và nhỏ, những cổ phiếu đầu cơ, kinh doanh thua lỗ mà giá lại tăng mạnh…
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row widthopt=”” fixedbg=”” footerrow=””][vc_column][vc_column_text]Như VnEconomy từng đề cập, nghịch lý hiện tại trên thị trường chứng khoán Việt Nam chính là nhiều doanh nghiệp công bố báo cáo kết quả kinh doanh với lợi nhuận tích cực, triển vọng tốt thì cổ phiếu quay đầu giảm và ngược lại, doanh nghiệp báo lợi nhuận giảm, thậm chí lỗ, triển vọng xấu, giá cổ phiếu lại… “bốc đầu”.
VÌ ĐÂU NÊN NỖI?
Bình luận về vấn đề này trên Talkshow Phố Tài chính mới đây, ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích Công ty CK BIDV (BSC) cho rằng một số nhóm ngành có kết quả kinh doanh tốt hơn mặt bằng chung như ngân hàng, thép, hoá chất, vật liệu xây dựng, công nghệ thông tin nhưng giá cổ phiếu của những doanh nghiệp đó lại không tăng trưởng bằng những cổ phiếu nhỏ, thậm chí có kết quả kinh doanh kém hoặc thua lỗ xuất phát từ 3 nguyên nhân chính.
Thứ nhất, cổ phiếu của những doanh nghiệp lớn, những ngành mà đang có lợi nhuận tăng trưởng tốt hơn so với thị trường, thì từ năm 2020 cho đến nay, cổ phiếu đã có mức tăng giá vượt trội hơn so với mức chung của thị trường rồi.
Thứ hai, đó là nhà đầu tư đang có sự lan tỏa về dòng tiền và tìm kiếm cơ hội mới, những ngành đang chưa có sự phục hồi nhưng họ đang kỳ vọng là sau khi dịch bệnh được kiểm soát thì sẽ phục hồi mạnh hơn vào năm 2022.
Và cuối cùng là những cổ phiếu có quy mô vừa và nhỏ là Midcap và Penny thì có những giao dịch hàng ngày, thanh khoản không lớn lắm do vậy khi dòng tiền chuyển sang dễ có sự biến động giá mạnh hơn.
“Tuy nhiên, chúng tôi cũng lưu ý các nhà đầu tư rằng, cuối cùng thị trường cũng sẽ quay lại phản ánh những yếu tố cơ bản của các doanh nghiệp, phản ánh nền kinh tế, do vậy nên cần thận trọng với những cổ phiếu quy mô vừa và nhỏ”, ông Long nhấn mạnh.
Còn ông Lê Anh Minh, CFA, Phó Giám đốc Đầu tư Công ty CK Sài Gòn – Hà Nội (SHS) cho rằng, các cổ phiếu vốn hóa lớn như nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng đã có một đà tăng rất dài từ đợt đấy năm 2020, họ đã ghi nhận mức tăng trưởng tốt khiến cho một lượng tiền cực kỳ lớn đã đổ vào những cổ phiếu đó trong thời gian dài, đưa mức định giá lên tương đối hợp lý, thậm chí là hơi đắt một chút, cho nên khi dịch lần thứ 4 xuất hiện bất ngờ, các doanh nghiệp đó phải điều chỉnh lại kỳ vọng tăng trưởng, và giá cổ phiếu cũng từ đó mà điều chỉnh theo.
Ngoài ra những ngành vốn hóa lớn thì quá trình tạo đáy và tích lũy lại sẽ mất thời gian và để có một đà tăng mới có lẽ cần thêm chút thời gian.
Còn đối với các cổ phiếu vừa và nhỏ thời gian vừa qua tăng, tuy nhiên các cổ phiếu vừa và nhỏ không phải cổ phiếu nào tăng trưởng cũng dựa trên sự cải thiện cơ bản của doanh nghiệp, có rất nhiều cổ phiếu mang yếu tố đầu cơ. Cổ phiếu tăng nhưng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp lại chưa tương xứng với đà tăng của cổ phiếu đó.
“Ở thời điểm hiện tại, nhà đầu tư nên chọn những ngành thực sự được hỗ trợ từ những chính sách để hồi phục kinh tế sau dịch Covid 19 cũng như những ngành đã tăng trưởng tốt trước đó, thì theo tôi đó chính là một chiến lược rất tốt trong thời điểm hiện tại”, ông Minh nói.
NHÓM NGÂN HÀNG SẼ TRỞ LẠI VÀO CUỐI NĂM 2021?
Theo tổng hợp mới nhất của BSC thì đã có khoảng độ 30% các doanh nghiệp trên sàn có kết quả kinh doanh quý 3, tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp đã công bố này thì suy giảm khoảng 9,2% so với quý 2 vừa rồi, nhưng đồng thời lại tăng đến khoảng 37% so với cả quý 3 cùng kỳ năm ngoái. Và trên phương diện của ngành, có những ngành tăng trưởng khá vượt trội so với thị trường, xét về lợi nhuận quý 3 trong đó có những ngành như chứng khoán, bảo hiểm, thép, hóa chất và công nghệ thông tin.
Ngoài ra, ngành đang chiếm tỉ trọng lớn nhất trên Vn-Index hiện tại là ngành ngân hàng thì kết quả kinh doanh quý 3 vừa rồi cũng có điều chỉnh nhẹ so với quý 2, nhưng đồng thời cũng duy trì ở mức tăng trưởng khá là tốt so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều ngành chưa công bố kết quả kinh doanh quý 3 nhưng dự báo chịu nhiều ảnh hưởng là ngành du lịch, hàng không…
Theo ông Lê Anh Minh, bức tranh lợi nhuận tổng thể quý 3 của doanh nghiệp Việt Nam cơ bản là không tích cực từ đợt dịch Covid 19 lần thứ 4, tuy nhiên không vì thế mà không có những ngành được gọi là điểm sáng, ghi nhận những mức lợi nhuận cao lịch sử.
Thứ nhất là ngành chứng khoán, ngành thứ hai là ngành vật liệu xây dựng, tiếp nữa là ngành hóa chất cũng như là ngành phân bón và cuối cùng đó chính là ngành công nghệ. Tuy nhiên, phần lớn các ngành còn lại bị ảnh hưởng, ngành du lịch, hàng không, bán lẻ cũng bị ảnh hưởng rất nặng nề do lệnh cấm di chuyển giữa các nước cũng như là trong nước giữa các tỉnh.
Ngành ngân hàng cũng là ngành bị ảnh hưởng, mức tăng của họ thực sự đã thấp hơn kỳ vọng ban đầu. Tuy nhiên, việc nhiều ngân hàng đã chống chịu tương đối tốt khi vẫn tăng trưởng dương, các doanh nghiệp như vậy sẽ có khả năng phục hồi tốt hơn, có sự đánh giá đúng hơn từ phía thị trường trong quý 4 cũng như là nửa đầu cho 2022.
Nguồn: vneconomy[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]